Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014
Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014
Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014
Xem “Cuồng phong” trên VTV1: Hấp dẫn nhưng vẫn… tiếc
(ANTĐ) - Bộ phim CSHS “Cuồng phong” đang chiếu trên giờ Vàng VTV1 đã níu kéo được khán giả ngồi lại màn hình bởi sức hấp dẫn của đề tài phòng chống ma tuý, bởi sự diễn xuất tốt của dàn diễn viên chuyên nghiệp, và còn bởi đây là một số ít trong những bộ phim về CSHS có ít “sạn” về mặt logic cũng như nghiệp vụ. Được đánh giá là một bộ phim “xem được”, song vẫn còn nhiều điều đáng tiếc mà nếu khắc phục được những điểm đó, phim sẽ có sức nặng và thuyết phục người xem hơn rất nhiều…
Nhóm làm phim |
Song ở đây, người viết muốn đề cập đến tuyến nhân vật chính đó là công an và tội phạm. Đối với tuyến nhân vật tội phạm, phải nói là nhiều người xem rất hài lòng với diễn xuất của diễn viên chuyên nghiệp, họ đã mang đến cho khán giả một hình ảnh mới so với những vai mà họ đã từng đóng trước đây. Vợ chồng Thái - Bạch Yến - trùm của đường dây ma tuý lớn (do NSND Hoàng Dũng và NSƯT Minh Hoà đóng) đã hoàn toàn thuyết phục được người xem bởi tài năng của họ.
Đây là hai con “cáo già” trong đường dây ma tuý và cũng là hai diễn viên “cáo già” trong diễn xuất. Đặc biệt là Hoàng Dũng, khi thể hiện là một nhân vật hai mặt, một tên trùm ma tuý đa nghi nhiều thủ đoạn sống trong vỏ bọc là nhà doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội. Trong phim Hoàng Dũng xuất hiện không nhiều, và phần diễn xuất của anh ít thoại, không đao to búa lớn nhưng mỗi khi nhân vật xuất hiện đã làm cho người xem thấy rõ được bản chất của một tên tội phạm cực kỳ thâm hiểm. Chỉ một cái đưa mắt, một cái nhếch mép cười khẩy, hay cái cách nhả khói thuốc, Hoàng Dũng đã lột tả được đúng chân tướng của nhân vật.
Bên cạnh đó, Xuyên (NSƯT Trung Hiếu) em trai của Thái và cũng là mắt xích quan trọng trong đường dây ma tuý cũng thể hiện một hình ảnh mới - một tên tội phạm thông minh, rắn mặt và cái rất hay của nhân vật là trong con người phạm tội ấy vẫn le lói tình yêu. Xuyên yêu Phượng (diễn viên Hoa Thuý), một cô gái nông thôn chân chất. Vai diễn của Trung Hiếu trong “Cuồng phong” có bản sắc riêng và cho thấy anh đầu tư khá nhiều công sức cho vai diễn này. Vợ chồng Phúc búa (NSƯT Minh Thảo) - Bách Thanh (Kiều Thanh) cũng diễn tròn vai của mình. NSƯT Minh Thảo vào vai một tên tội phạm “đầu đất” ngang tàng vào tù ra tội khá nhuyễn và không hề gượng gạo.
Song, điều đáng tiếc là tuyến nhân vật công an trong “Cuồng phong” chưa thật sự tương xứng với tuyến nhân vật tội phạm. Nếu như những nhân vật tội phạm thoả sức diễn, thoả sức phô bày tài năng của mình thì những nhân vật công an lại có vẻ ít “đất” diễn. Thượng tá công an Quân (NSƯT Đỗ Kỷ), người chỉ huy chuyên án bóc gỡ đường dây ma tuý, không có nhiều cơ hội để phô diễn tài năng, bối cảnh mà diễn viên này xuất hiện nhiều nhất là trong… phòng họp án và phòng hỏi cung đối tượng.
Trong phim cũng đề cập đến việc con gái của Thượng tá công an bị đối tượng bắt cóc và nhân vật phải đấu tranh tâm lý giữa một bên là gia đình, một bên là nhiệm vụ. Người chiến sĩ công an trên mặt trận khốc liệt đấu tranh phòng chống ma tuý đã phải đổ máu giữa thời bình, nhưng đôi khi còn có những hy sinh thầm lặng giữa cuộc sống đời thường mà không phải ai cũng hiểu hết. Phim “Cuồng phong” đã khai thác ở khía cạnh này, đó là một cách hay. Chỉ tiếc rằng những chi tiết đó lại chưa được phim khai thác đến tận cùng.
Câu chuyện trong phim, con của Thượng tá Quân bị bắt cóc và anh thường về nhà muộn đã qua đi quá mờ nhạt và đơn giản khiến cho diễn viên không phải giằng xé tâm lý quá nhiều đồng thời cũng không mấy để lại ấn tượng trong lòng người xem. Đành rằng Thượng tá Quân là một chỉ huy, nhưng nếu như đạo diễn để cho người chỉ huy ấy bước ra cuộc sống, bước ra khỏi bối cảnh phòng họp án, người chỉ huy đó khi không còn mặc bộ sắc phục, sống giữa gia đình, sống giữa xã hội như thế nào. Nếu như để cho nhân vật công an đó trực tiếp chứng kiến, trực tiếp chia sẻ với những thân phận, những nỗi đau tột cùng của ma tuý thì bộ phim sẽ nhân văn hơn, và hình ảnh về người chiến sĩ công an sẽ được thể hiện một cách chân thực và có chiều sâu hơn.
Mặc dù phim “Cuồng phong” không chủ ý tập trung nhiều vào những pha đuổi bắt hình sự, mà đi sâu vào những cuộc “đấu trí” giữa công an và tội phạm, song phim cũng còn một số những hạt “sạn”. Chẳng hạn như những cuộc điều tra, tổ chức truy bắt, theo dõi đối tượng vẫn còn lộ liễu đơn giản. Hai chiến sĩ công an trẻ là Hoà và Chính trong phim diễn xuất vẫn hơi non và nhạt, tiết tấu chậm làm giảm đi sự gay cấn và hồi hộp của những pha truy bắt. Hơn nữa, phim cũng bị “dẫm vào vết xe đổ” khi để cho công an bắt đối tượng quá dễ dàng trong khi thực tế nhiệm vụ điều tra truy bắt đối tượng ma tuý là vô cùng nguy hiểm và phức tạp, không được phép sai sót dù là một chi tiết nhỏ.
Hoạt động điều tra phá án của những chiến sĩ công an trong phim cũng đã tạo được sự hấp dẫn và hồi hộp đối với người xem, song vẫn thấy tiếc nếu như bộ phim xây dựng được hình tượng người chiến sĩ công an một cách sâu hơn, đa chiều hơn. Nếu như vậy, bộ phim sẽ gây được ấn tượng đồng thời qua đó người xem sẽ hiểu thêm về công việc, về cuộc sống và cả những sự hy sinh thầm lặng của những người mang hạnh phúc đến cho nhân dân.
Đinh Kiều Nguyên
Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014
BA QUE XỎ LÁ VÀ CỜ BA QUE
Chúng ta hãy xem học giả An Chi nói về cờ ba sọc & " ba que xỏ lá ". Một bài viết hay , chúng ta không nên bỏ qua ^^
Học giả An Chi: Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những “trò chơi có thưởng”. Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống. Người chơi cầm cái que nhỏ xỏ vào ba vòng này. Mỗi người chỉ được xỏ một lần. Người nào xỏ vào được một lúc cả ba lá và nhấc được chúng lên thì được lĩnh thưởng. Ai xỏ trật, tức xỏ không vào lá nào hoặc chỉ vào một trong ba lá sẽ mất số tiền đặt cược.
Cũng liên quan tới trò chơi này, có người kể lại cách thức chơi của bọn chủ trò có khác chút ít. Chúng thường dùng ba que nhỏ, trong đó chỉ có một que xỏ vào chiếc lá rồi chìa cho mọi người xem. Chúng tuyên bố rằng, nếu ai rút trúng que có chiếc lá khi chúng nắm tay lại thì người đó trúng thưởng. Ngược lại, người chơi sẽ mất số tiền đặt cược trước. Dù chơi theo cách thức nào đi nữa, thì bọn chủ trò vẫn có nhiều mưu mẹo, khiến cho người chơi bao giờ cũng thua cuộc. Vì thế, người ta mới gọi bọn chủ trò là bọn “ba que xỏ lá” với hàm ý là bọn bịp bợm, lừa đảo, dối trá. Từ cách thức chơi thứ nhất, nhiều người cho rằng hình thức ban đầu của “ba que xỏ lá” là “xỏ lá ba que”.
Sở dĩ có sự thay đổi này là do việc đọc chệch cho thuận miệng, dễ đọc, dễ nhớ.
Thành ngữ “ba que xỏ lá” dần dần được mở rộng phạm vi sử dụng. Nó được dùng để chỉ tất cả những hạng người lừa lọc, bịp bợm, đểu cáng.
Trên đây là câu trả lời trên mạng được đánh giá là hay nhất về thành ngữ xỏ lá ba que/ba que xỏ lá. Còn cờ ba que thì lại là một khái niệm khác, không trực tiếp liên quan đến chuyện xỏ lá ba que.
Cờ ba que vốn là cờ ba sọc mà lược sử có thể tạm kể như sau. Sau khi Đế quốc Nhật đảo chính thực dân Pháp, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập trên danh nghĩa, dưới sự bảo hộ của Nhật. Ngày 11/3/1945, ông ta tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Quý Mùi 1883 và Hòa ước Giáp Thân 1884. Chính phủ mới được thành lập ngày 17/4/1945, đứng đầu là Trần Trọng Kim, Quốc hiệu được đổi thành Đế quốc Việt Nam và ngày 8/5/1945, quốc kỳ được chọn gọi là cờ quẻ Ly. Cờ này nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ. Quẻ Ly là một trong 8 quẻ của bát quái, gồm một vạch liền, một vạch đứt rồi lại một vạch liền; bề rộng của các vạch này chỉ bằng khoảng 1/15 bề rộng chung của lá cờ. Cờ quẻ Ly về danh nghĩa là cờ của cả nước Việt Nam, nhưng trong thực tế Nhật vẫn cai trị Nam kỳ. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam kỳ mới được trao trả vào ngày 14/8/1945. Nhưng 16 ngày sau đó (chiều ngày 30/8/1945) thì Bảo Đại tuyên bố thoái vị nên trên thực tế, Nam kỳ chưa bao giờ dùng cờ quẻ Ly.
Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, lãnh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở xuống được Anh cai quản. Anh sau đó đã giao lại cho Pháp tiếp tục quản lý. Chính quyền Pháp đã khuyến khích phong trào Nam kỳ tự trị. Ngày 26/3/1946, Nam kỳ Cộng hòa quốc (République de Cochinchine) thành lập. Từ ngày 1/6, “quốc gia” này dùng quốc kỳ nền vàng, với 5 sọc vắt ngang ở giữa, gồm ba sọc xanh và hai sọc trắng chen nhau. Hình dáng lá cờ biểu tượng cho ba con sông Đồng Nai, Tiền Giang và Hậu Giang trên đất Nam Kỳ. Lá cờ này tồn tại được 2 năm cho đến khi chính quyền Nam kỳ quốc giải thể và sáp nhập vào Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại ngày 2/6/1948.
Theo tướng Đỗ Mậu, cựu Phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, lá cờ vàng ba sọc do linh mục Trần Hữu Thanh vẽ ra. Nhưng có thông tin khác cho rằng, do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ và đã trình cho Bảo Đại chọn trong một phiên họp ở Hongkong năm 1948. Nó có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái. Có thông tin hợp lý cho rằng, ba sọc đỏ trên lá cờ là tượng trưng cho Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ (Cochinchine). Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ.
Ngày 2/6/1948, chính phủ bù nhìn lâm thời của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ của chính quyền Quốc gia Việt Nam (1949-1955), rồi sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).
Trở lên là lược sử lá cờ ba que, lấy từ Wikipedia, qua những biến tấu của nó (chủ yếu là về màu sắc) nhưng dù có biến như thế nào thì cũng chỉ là hiện thân ô nhục của thân phận thuộc địa, khá lắm thì cũng chỉ là con rối do ngoại bang trực tiếp giật dây mà thôi. Cờ ba que – đúng ra là cờ ba sọc – thực chất chỉ là cờ bù nhìn, hết bù nhìn của Nhật đến bù nhìn của Pháp, hết bù nhìn của Pháp đến bù nhìn của Hoa Kỳ cho đến lúc Nguyễn Văn Thiệu bỏ cờ chạy thoát thân. Giuse Phạm Hữu Tạo đã viết về thân phận của cờ ba que trên nhandanvietnam.org như sau:
“Khi có hiệp thương ở Trung Giã (4/7/1954 – AC), sau khi Pháp thua ở Điện Biên Phủ, mặt tiền của hội nghị do một tướng Pháp và tướng Văn Tiến Dũng đồng chủ tọa, cột cờ trước phòng hội nghị chỉ có cờ đỏ Sao Vàng (cờ Việt Nam) và cờ Tam Tài (cờ Pháp). Cái “cờ ba que” cờ vàng ba sọc đỏ của chính quyền bù nhìn Bảo Đại chỉ được treo dưới “đít” lá cờ Pháp (cờ ba que được phục sinh kéo dài 21 năm, bởi quân xâm lược đế quốc Mỹ, hà hơi cho chế độ Diệm - Thiệu (…) và bị xé bỏ vất vào thùng rác của Liên Hiệp Quốc, sau ngày Đại Thắng Mùa Xuân 1975)”.
Nếu muốn dùng từ ngữ một cách thực sự chính xác, ta phải nói rằng, cờ của bù nhìn Bảo Đại cũng như của chế độ Sài Gòn sau 1954 là “cờ ba sọc”. Sọc là gì? “Từ điển tiếng Việt” (2007) của Trung tâm Từ điển học do Hoàng Phê chủ biên giảng là: “Vệt màu chạy dọc hoặc ngang trên mặt vải hay trên mặt một số vật”. Còn que là gì? Cũng quyển từ điển này giảng: “Vật cứng, dài và nhỏ, có thể cầm được dễ dàng để dùng vào việc gì”. Cứ như trên thì hiển nhiên là, ở đây, sọc thích hợp hơn que, nếu không muốn nói rằng que là một từ dùng có phần khiên cưỡng. Nhưng đằng sau sự khiên cưỡng này lại chính là ý chí và ý thức của người dân yêu nước, khinh bỉ và ghét bỏ cái lá cờ không cần biết do ai thiết kế, “design”, nhưng chắc chắn chỉ là một mớ vải do thực dân, đế quốc “sổ” ra từ lòng chế độ cai trị của nó mà thôi. Người dân đã quyết gọi nó là “cờ ba que” thì nó phải “chết tên” cờ ba que. — cùng với Lê Tiến và Cao Phúc Mạc
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)